Hoạt Động Trải Nghiệm Thực Tế Cho Sinh Viên Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành Số

hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên VKU

Thực hiện kế hoạch năm học 2023-2024, căn cứ chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số. Nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số VKU. Ngày 02 tháng 4, Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử – Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho 56 sinh viên Ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành số tại các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên trong 5 ngày (2/4/2024 – 6/4/2024). Cùng xem các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên VKU dưới bài viết này nhé!

Chặng 1: Đà Nẵng – Quy Nhơn

Quy Nhơn xinh đẹp và trữ tình là chặng đầu tiên của đoàn trải nghiệm VKU trong hành trình này. Đến Quy Nhơn, các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số được đến tham quan khu Tháp Đôi – một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định. Ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc.

Tiếp đó, đoàn sinh viên đã được đến thăm ngôi mộ của “Thi nhân tài hoa bạc mệnh” Hàn Mặc Tử. Sinh viên đã được nghe những thăng trầm trong cuộc đời “Thi nhân tài hoa bạc mệnh” này. Câu chuyện đã để lại nhiều xúc cảm và mang lại những giá trị nhân văn cho các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số trong đoàn!

Chặng 1: Đà Nẵng – Quy Nhơn

Chặng 2: Quy Nhơn – Đà Lạt

Đây có thể xem là chặng đường “cheo leo” nhất nhưng cũng thú vị nhất cuộc hành trình. Trên con đường Quốc lộ 1A băng qua Phú Yên, vào đến Nha Trang. Mới vượt đèo Khánh Lê – đoàn xe cứ “lên cao, lên cao mãi” mới chạm được vào Đà Lạt! Trên chặng này, đoàn thực tế dừng chân ở nhà thờ Mằng Lăng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Là Nhà thờ có công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt. Nhà thờ mang lối kiến trúc Gothic cổ điển kết hợp với phong cảnh truyền thống tại Phú Yên.

Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất tại Việt Nam được xây dựng vào năm 1892. Hiện nay, nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Cuốn sách này được in tại Ý vào năm 1951 cùng với từ điển Việt – Bồ – La. Rời Nhà thờ Mằng Lăng, các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số tiếp tục hành trình băng qua đèo Khánh Vĩnh để đến với chặng tiếp theo.

Chặng 2: Quy Nhơn – Đà Lạt

Chặng 3: Đà Lạt Citytour

Đây có thể xem là điểm nhấn của toàn bộ hành trình. Sinh viên được trải nghiệm 2 ngày 1 đêm tại “Thành phố Ngàn Hoa” Đà Lạt ở chặng mới này. Tại Đà Lạt, đoàn tham quan thực tế của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số được tận hưởng không khí mát mẻ của vùng cao nguyên.

Được lắng nghe những câu chuyện tình lãng mạn mang tính sử thi của người đồng bào khu vực này. Như chuyện tình Langbiang, chuyện tình trên Đồi thông hai mộ. Đoàn sẽ được nghe những chuyện tình mang tính sử thi như: Chuyện tình Lang Biang, Đồi thông hai mộ Sự tích của ngã năm Bâng khuâng, Hồ Than Thở.

Một ngày ở Đà Lạt, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số đã được đi đến Ga Đà Lạt. Công trình này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 2001. Tiếp đó, đoàn đã đến thăm Chùa Linh Phước thường được gọi là Chùa Ve Chai. Chùa nổi tiếng vì con rồng được làm bởi 12.000 vỏ chai lọ. Đoàn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số ghé thăm Dinh Bảo Đại – một dinh thự sang trọng, mang đậm bản sắc châu u giữa lòng những đồi thông xanh.

Quảng trường Lâm Viên bên cạnh Hồ Xuân Hương, chân núi Langbiang và ghé thăm trường Cao đẳng Đà Lạt – một công trình nổi tiếng mang đậm phong cách Pháp. Điểm nhấn của chặng đường này chính là chương trình giao lưu Văn hoá Cồng chiêng dưới chân núi Langbiang với Người K’ho Lạch. Chương trình được thiết kế hấp dẫn giúp các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu thêm những giá trị văn hoá mới mẻ!

Chặng 4: Đà Lạt Citytour

Chặng 4: Đà Lạt – Phú Yên

Đoàn tham quan của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số đã có dịp ghé trải nghiệm vườn dâu Tùng Nguyên. Đoàn tiếp tục hành trình đến trạm dừng Bến Lội. Tại đây, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số có dịp nói chuyện. Và thể hiện sự thân thiện với các em nhỏ người đồng bào Raglay. Một trong những dân tộc đang sinh sống tại Nha Trang.

Chặng 5: Đà Lạt – Phú Yên

Trên hành trình này, Đoàn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số tiếp tục ghé thăm Tháp Nhạn Phú Yên. Tháp được công nhận là là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 16/11/1988. Rời Tháp Nhạn, đoàn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số tiếp tục tham quan Tháp Nghinh Phong. Công trình này được lấy ý tưởng từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.

Sau một hành trình dài đi qua nhiều địa phương khác nhau, đoàn tham quan đã có dịp tìm hiểu những danh lam thắng cảnh đặc sắc của từng vùng, cũng như trải nghiệm những nét văn hoá ẩm thực độc đáo “không đụng hàng” của từng địa phương.

Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số VKU do BCN Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử tổ chức. Cùng sự đồng hành của Công ty TNHH LHVT & DL VITRACO đã mang đến những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, đáng nhớ cho các bạn Sinh viên VKU!

Xem thông tin chi tiết chuyến thực tế tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version